KHÔI PHỤC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH LIÊN TỈNH TỪ 13/10
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp vận tải hành khách phải tạm dừng hoạt động hơn 4 tháng qua.
Tuy nhiên, việc phải ngừng tất cả các hoạt động vận tải hành khách không phải là biện pháp có thể thực hiện lâu dài. Các doanh nghiệp vận tải hành khách ở thời điểm hiện tại đứng ngồi không yên và chỉ tồn tại cầm chừng.
Xe khách liên tỉnh chuẩn bị cho ngày hoạt động chở lại
Trước tình hình này, tối ngày 10/10, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đã ban hành quy định tạm thời về thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Nhằm tạo điều kiện để vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Đồng thời, giúp các DN vận tải hành khách vợt qua khó khăn trong giai đoạn này.
Quy định tạm thời do Bộ GTVT ban hành áp dụng đối với hoạt động xe khách liên tỉnh có bến đi hoặc bến đến nằm trong địa phương, khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đi, đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương hoặc có nguy cơ thấp hơn và ngược lại trên phạm vi cả nước. Đối với các địa phương nguy cơ và bình thường mới thì tổ chức hoạt động chở khách bình thường.
Quy định có nghiên cứu, tiếp thu các hướng dẫn của Bộ Y tế và triển khai thí điểm trong vòng 7 ngày từ 13-10 đến 20-10. Bộ Giao thông vận tải sẽ đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Thủ tướng.
Về kế hoạch khai thác giai đoạn thí điểm, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không vượt quá 30% số chuyến trong 7 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được Sở Giao thông Vận tải công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).
Như vậy, các hoạt động vận tải hành khách đang chuyển dần sang giai đoạn thích ứng an toàn, sống chung với dịch COVID-19, nên việc phòng dịch trên phương tiện vận tải hành khách là vô cùng cấp thiết ở thời điểm hiện tại.
Chính vì vậy, các đơn vị vận tải cần tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch như: bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR trên các xe để các hành khách thực hiện khai báo trước khi lên xe; lắp đặt camera hành trình để giám sát hình ảnh, nhắc nhở việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách giữa các chỗ ngồi trên xe; kết hợp camera hành trình với dữ liệu thiết bị giám sát hành trình theo dõi lịch sử di chuyển, các điểm đi, điểm đến, giám sát hình ảnh hỗ trợ truy vết trong phòng chống dịch.
Sử dụng camera hành trình để nhắc nhở việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách giữa các chỗ ngồi trên xe
Phòng dịch tốt trên xe là điều kiện tiên quyết quyết định vận tải hành khác có được tiếp tục hoạt động sau ngày 20/10 hay không và việc lắp camera hành trình sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa hoạt động cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên.
TAG: Camera hành trình, Camera hành trình ô tô, Camera hành trình trên ô tô, Camera hành trình xe tải, Camera hành trình xe buýt, Camera hành trình xe khách, Camera hành trình xe container, Camera hành trình VCS Cam-01, Camera hành trình Nghị định 10, Camera Nghị định 10, Nghị định 10, VCS CAM-01, vcs cam-01, TT12/2020/BGTVT, NĐ10/2020, Thông tư 12/202, Nghị định 10/2020.