SIẾT CHẶT QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: “Không thể nói các chủ doanh nghiệp vô can khi để lái xe nghiện ma túy, lái xe không có bằng lái đúng loại xe, sai luồng, tuyến đăng ký, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải...”.

 

        Chỉ tính từ 06/2020 đến nay, trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến ô tô kinh doanh vận tải, làm chết và bị thương nhiều người, khiến dư luận bức xúc, bất an.

        Nghiêm trọng nhất là vụ tai nạn giao thông ngày 26/7 tại Quảng Bình làm 15 người chết, 22 người bị thương. Ngoài ra, còn có vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum ngày 11/7 làm 6 người chết, 35 người bị thương; tại Bình Thuận ngày 21/7 làm 8 người chết, 7 người bị thương. Mới đây, ngày 6/11, một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tuyến đường liên thôn Bản Mồ (thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) khiến 3 du khách người Đà Nẵng tử vong, 4 người khác bị thương…

        Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nêu trên là do hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của lái xe, chủ xe như người lái xe điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ, đi sai phần đường, sai luồng, tuyến đăng ký, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải, sức khỏe không bảo đảm, buồn ngủ, lái xe không có bằng lái phù hợp loại phương tiện, thiếu ý thức, không tuân thủ quy tắc điều khiển khi đi trên đoạn đường đèo dốc.

Doanh nghiệp vận tải không vô can

          Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá thẳng thắn: “Nguyên nhân cơ bản gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng chính là sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định, quản lý lái xe lỏng lẻo, chạy sai lộ trình, không có thiết bị giám sát hành trình…”

         Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Không thể nói các chủ doanh nghiệp vô can khi để lái xe nghiện ma túy, lái xe không có bằng lái đúng loại xe, sai luồng, tuyến đăng ký, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải...”.

Lực lượng chức năng đang kiểm tra các đơn vị vận tải

Lực lượng chức năng đang kiểm tra các đơn vị vận tải (nguồn internet)

Những giải pháp cấp bách

         Để khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô nói riêng, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề ra hàng loạt giải pháp cấp bách.

        Thứ nhất, giao Bộ GTVT báo cáo về việc kiểm tra các doanh nghiệp có lái xe điều khiển gây tai nạn giao thông từ tháng 1/2019 đến nay; chú trọng xử lý đối với vi phạm của chính phương tiện gây tai nạn giao thông và kiến nghị xử lý cơ quan cấp giấy phép doanh nghiệp vận tải.

        Thứ hai, giao Bộ Công an báo cáo xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ cơ sở kinh doanh vận tải có lái xe gây ra tai nạn nghiêm trọng từ tháng 1/2019 đến nay.

        Đối với các sở GTVT của các tỉnh, thành phố, Bộ GTVT yêu cầu tổ chức thanh, kiểm tra đối với các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm; chú trọng kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện gây tai nạn; xử lý nghiêm đối với hành vi chủ xe giao phương tiện kinh doanh vận tải cho lái xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải (nếu có sai phạm).

 

 

TAG: Camera hành trình, Camera hành trình ô tôCamera hành trình trên ô tôCamera hành trình xe tảiCamera hành trình xe buýtCamera hành trình xe kháchCamera hành trình xe containerCamera hành trình VCS Cam-01VCS CAM-01vcs cam-01TT12/2020/BGTVTNĐ10/2020Thông tư 12/202Nghị định 10/2020.