THU THẬP DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ TỪ CAMERA HÀNH TRÌNH TRÊN Ô TÔ TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Sau khi hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã đưa ra 7 đề xuất liên quan đến quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) của lực lượng cảnh sát.
Trong đó, một nguyên tắc đáng chú ý trong 7 nguyên tắc bắt buộc của quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đó là: “Khám nghiệm hiện trường, phương tiện, tử thi, công trình đường bộ liên quan trực tiếp đến vụ việc; thu thập thông tin, dữ liệu điện tử; xác định hậu quả thiệt hại về người và tài sản do TNGT gây ra”.
Có thể thấy, việc nhanh chóng xác định diễn biến, nguyên nhân vụ tai nạn, xác định chính xác lỗi và trách nhiệm của các bên thông qua các hoạt động điều tra, xử lý các vụ TNGTĐB đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, yêu cầu nâng cao hiệu quả của hoạt động khám nghiệm hiện trường (KNHT), nâng cao chất lượng của việc phát hiện, thu thập, đánh giá, giám định và sử dụng kết quả giám định các chứng cứ vật chất trong vụ TNGTĐB luôn là yêu cầu mang tính cấp thiết.
Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, việc tiến hành KNHT các vụ TNGTĐB chủ yếu tiến hành thu thập các loại dấu vết gồm: Dấu vết cơ học (chiếm tỷ lệ phần lớn); dấu vết hóa học và dấu vết kỹ thuật. Tỷ lệ tiến hành KNHT các vụ TNGTĐB phát hiện, thu thập được dữ liệu điện tử (thông qua việc thu thập dữ liệu từ camera hành trình hay thiết bị giám sát hành trình của ô tô) chiếm tỷ lệ rất thấp và mới chỉ được quan tâm vào những năm gần đây.
Dữ liệu điện tử trong camera hành trình trên ô tô lưu trữ đầy đủ các thông tin có liên quan đến quá trình di chuyển của phương tiện trong quá trình tham gia giao thông dưới dạng các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, tọa độ... Các dữ liệu này có tính chính xác cao và đặc biệt có giá trị trong quá trình giám định nhằm xác định các thông tin liên quan về vụ TNGTĐB xảy ra khi phương tiện có lắp camera hành trình tham gia vào vụ TNGTĐB hay xuất hiện gần vụ TNGTĐB mà camera lắp trên phương tiện này thu thập được các hình ảnh, âm thanh, tọa độ... về vụ TNGTĐB xảy ra gần đó. Điều này, đã được quy định rõ tại Điều 7, mục 5, khoản đ và Điều 11, khoản 6 thì dữ liệu từ camera hành trình là cơ sở pháp lý để cơ quan Công an điều tra, giải quyết khi có tai nạn giao thông xảy ra theo Thông tư số 63/2020 của Bộ Công an.
Nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn được sáng tỏ nhờ vào dữ liệu từ camera hành trình
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định từ ngày 01/07/2021 tất cả các phương tiện bao gồm ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo đều phải lắp đặt camera hành trình, nhằm mục đích lưu trữ lại các thông tin khác nhau về quá trình vận hành và di chuyển của phương tiện trong quá trình tham gia giao thông dưới dạng các dữ liệu điện tử.
Có thể thấy, việc thu thập dữ liệu điện tử trên camera hành trình hay thiết bị giám sát hành trình là cơ sở quan trọng để tiến hành giám định TNGTĐB, từ đó góp phần xác định, làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ TNGTĐB xảy ra như: Tốc độ của phương tiện TNGTĐB tại thời điểm va chạm; điểm va chạm đầu tiên của các phương tiện trên mặt đường; điểm va chạm đầu tiên giữa các phương tiện trên phương tiện; chiều hướng và phần đường di chuyển của phương tiện ngay trước thời điểm xảy ra va chạm… là cơ sở quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả của hoạt động điều tra các vụ TNGTĐB xảy ra trong thực tế.
Nguồn: Báo Giao Thông
TAG: VCS cam-08, Camera hành trình, Camera hành trình ô tô, Camera hành trình trên ô tô, Camera hành trình xe tải, Camera hành trình xe buýt, Camera hành trình xe khách, Camera hành trình xe container, Camera hành trình VCS-Cam10, Camera hành trình VCS-Cam08, Camera hành trình Nghị định 10, Camera Nghị định 10, Nghị định 10, VCS CAM-01, vcs cam-01, TT12/2020/BGTVT, NĐ10/2020, Thông tư 12/202, Nghị định 10/2020.