Từ ngày 10/9, dừng phát hành SIM qua Đại lý để chống SIM rác
Tại phiên họp thường kỳ ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, từ ngày 10/9/2023, các nhà mạng sẽ ngừng bán SIM cho các đại lý ủy quyền. Qua đó góp phần làm sạch môi trường thông tin.
Một cửa hàng bán sim tại Hà Nội
Hiện nay, mỗi tháng có khoảng 1,5 triệu SIM được các nhà mạng phát hành ra thị trường. Trong đó, khoảng 80% SIM được bán ra từ các đại lý, 20% còn lại được bán từ các kênh chuỗi như các hệ thống cửa hàng điện máy và qua kênh phân phối của chính các nhà mạng.
Lý giải về việc mua SIM rác dễ là do vẫn còn tình trạng các đại lý thuê người đăng ký SIM với đầy đủ thông tin, có thể đối soát với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, sau đó bán lại cho người dùng khác.
Trước thực trạng trên, thời gian qua Bộ TT&TT đã làm việc với các nhà mạng và yêu cầu chấn chỉnh. Theo đó, tất cả các nhà mạng cam kết với Bộ sẽ dừng các đại lý phát triển SIM như vậy kể từ ngày 10/9 tới, chỉ tập trung vào các kênh chuỗi.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, các nhà mạng đã tự rà soát, đánh giá, thấy được trách nhiệm của mình và cũng thấy được việc không thể kiểm soát hoạt động của các đại lý. Các nhà mạng đã nhất trí và báo cáo với Bộ sẽ xem xét dừng kênh đại lý phát triển thuê bao rác ra thị trường.
Thay vì sử dụng kênh đại lý, các nhà mạng sẽ tập trung vào việc phát triển các kênh phân phối của doanh nghiệp mình và những kênh chuỗi có uy tín. Các doanh nghiệp sẽ cân nhắc những kênh nào đảm bảo giám sát, kiểm soát được mới phát triển thuê bao.
Chỉ có phát triển thuê bao một cách chặt chẽ mới hạn chế được tình trạng SIM rác, SIM không chính chủ ra thị trường. "Bộ TT&TT sẽ xử lý rất nghiêm theo Nghị định 14/2022, nếu phát hiện sẽ đình chỉ doanh nghiệp từ 3-12 tháng tuỳ theo mức độ vi phạm của các nhà mạng", Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.
Hiện nay, tất cả các thiết bị giám sát hành trình nói chung đều sử dụng SIM của các nhà mạng lớn như: Viettel, VinaPhone, Mobifone… Các sim này làm nhiệm vụ đảm bảo kết nối internet để thiết bị truyền gửi dữ liệu vị trí, hình ảnh của xe về hệ thống server giám sát.
Các thiết bị giám sát hành trình do VCOMSAT cung cấp đều sử dụng sim trả sau
Một số đơn vị cung cấp dịch vụ định vị trên thị trường hiện nay vẫn sử dụng sim trả trước, nên có tình trạng tín hiệu của thiết bị giám sát hành trình không ổn định do sim hết tiền và phải tự nạp tiền mất rất nhiều thời gian, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý của các đơn vị vận tải sử dụng thiết bị. Ngược lại, các thiết bị giám sát hành trình do VCOMSAT cung cấp đều sử dụng sim trả sau, các sim này sử dụng gói cước đặc thù chỉ dành riêng cho các đơn vị giám sát hành trình để tối ưu nhất về chi phí và khả năng truy cập mạng phổ rộng khắp mọi miền đất nước kể cả vùng biên giới, các tỉnh miền núi hay khu vực hải đảo.
Chính vì vậy, VCOMSAT khuyến cáo với khách hàng sử dụng thiết bị giám sát hành trình nên sử dụng luôn sim trả sau đi kèm của đơn vị cung cấp để tránh bị cắt do sim không chính chủ hoặc hết tiền, ảnh hưởng lớn đến quá trình giám sát, quản lý của các đơn vị vận tải.
Nguồn: Báo vnexpress
TAG: VCS cam-08, Camera hành trình, Camera hành trình ô tô, Camera hành trình trên ô tô, Camera hành trình xe tải, Camera hành trình xe buýt, Camera hành trình xe khách, Camera hành trình xe container, Camera hành trình VCS-Cam10, Camera hành trình VCS-Cam08, Camera hành trình Nghị định 10, Camera Nghị định 10, Nghị định 10, VCS CAM-01, vcs cam-01, TT12/2020/BGTVT, NĐ10/2020, Thông tư 12/202, Nghị định 10/2020.