Từ vụ tai nạn xe khách ở Đà nẵng, các nhà xe cần chú ý duy trì hoạt động liên tục thiết bị giám sát hành trình
"Cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vấn đề vì sao xe khách gặp TNGT không truyền dữ liệu hành trình từ 2 ngày qua đến thời điểm xảy ra tai nạn”, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.
Chỉ trong 3 tháng cuối năm đã diễn ra tình trạng hàng trăm nghìn phương tiện vận tải hành khách không thực hiện việc truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện về cơ quan chức năng (Sở GTVT các tỉnh và Cục đường bộ Việt Nam). Tình trạng này dẫn đến nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông (TNGT), đặc biệt là vào dịp cao điểm cuối năm 2024 sắp tới.
Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Đà Nẵng ngày 23/1 mới đây làm 3 người chết, 19 người bị thương, thiết bị giám sát hành trình trên xe đã không hoạt động 2 ngày trước đó cho đến khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm.
Cụ thể, vào lúc 0h30 ngày 23/1, đã xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Km36+400, tuyến La Sơn-Túy Loan thuộc địa phận Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Theo đó, Ô tô khách giường nằm 2 tầng BKS 47B - 010.67 chở 22 người lưu thông hướng Nam - Bắc đến vị trí trên mất lái lao sang phía đối diện tông hộ lan cứng lao xuống vực sâu. Hậu quả khiến 3 người chết, bị thương nhiều người, ô tô hư hỏng nặng.
Hiện trường vụ TNGT tại Đà Nẵng làm 22 người thương vong.
Chiều 23/1, sau khi trực tiếp đến kiểm tra hiện trường vụ TNGT, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã làm việc với cơ quan chức năng Đà Nẵng về vụ việc xe khách rơi xuống vực.
Ông Khuất Việt Hùng làm việc với cơ quan chức năng Đà Nẵng liên quan đến vụ TNGT
Ông Hùng đề nghị cơ quan chức năng xác minh thời gian lái xe liên tục quá bốn tiếng đồng hồ của tài xế Phương Thanh Tùng (36 tuổi, trú tỉnh Đắk Lắk) điều khiển xe khách trên.
Cũng theo ông Hùng, thiết bị giám sát hành trình trên xe không hoạt động hai ngày qua. Tài xế biết có quy định về giám sát hành trình nhưng không kiểm tra xem thiết bị có hoạt động hay không trước khi xuất bến.
“Vì vậy, cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vấn đề vì sao xe khách gặp TNGT không truyền dữ liệu hành trình từ 2 ngày qua đến thời điểm xảy ra tai nạn”, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.
Thực tế thời gian qua, cả nước xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, chủ yếu liên quan đến xe khách. Khi kiểm tra, nhiều xe gặp nạn thiết bị giám sát hành trình không hoạt động, không truyền được dữ liệu về Cục Đường bộ VN, gây khó khăn trong công tác giám sát, điều tra nguyên nhân gây tai nạn.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động vận tải, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu TNGT, VCOMSAT khuyến cáo với các đơn vị vận tải, các nhà xe: Cần yêu cầu các lái xe phải kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật, hoạt động liên tục theo quy định trong suốt quá trình tham gia giao thông.
Phải sửa chữa, khắc phục thiết bị giám sát hành trình ngay lập tức nếu phát hiện hư hỏng, không có tín hiệu; không đưa phương tiện ra kinh doanh khi thiết bị không hoạt động. Đơn vị vận tải phải giữ liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ để có biện pháp khắc phục ngay nếu thiết bị giám sát hành trình gặp vấn đề trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ.
Nguồn: Báo Mới
TAG: VCS cam-08, Camera hành trình, Camera hành trình ô tô, Camera hành trình trên ô tô, Camera hành trình xe tải, Camera hành trình xe buýt, Camera hành trình xe khách, Camera hành trình xe container, Camera hành trình VCS-Cam10, Camera hành trình VCS-Cam08, Camera hành trình Nghị định 10, Camera Nghị định 10, Nghị định 10, VCS CAM-01, vcs cam-01, TT12/2020/BGTVT, NĐ10/2020, Thông tư 12/202, Nghị định 10/2020.