Siết quản lý và sửa Nghị định 10, nhằm ngăn chặn xe hợp đồng trá hình

Dự thảo sửa đổi Nghị định 10 có một số quy định đáng chú ý.

     Sau 3 năm thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các quy định liên quan tới xe du lịch, xe hợp đồng bộc lộ không ít bất cập, khó khăn trong xử lý vi phạm. Điều này khiến nhiều xe hợp đồng hoạt động trá hình như xe khách tuyến cố định, tình trạng xe “dù”, bến “cóc” ngày càng khó kiểm soát.

     Từ những bất cập trên, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Trong đó, trọng tâm nhất là quy định về xe khách hợp đồng và xe du lịch.

     Theo đó, dự thảo sửa đổi Nghị định 10 có một số quy định đáng chú ý như sau: Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu nếu 5 lần vi phạm tốc độ trong một tháng trên quãng đường 1.000 km, hoặc một ngày ba lần vi phạm tốc độ trở lên. Các Sở Giao thông Vận tải không cấp lại ngay phù hiệu mà phải sau 30-60 ngày. Nội dung này thay đổi so với quy định hiện hành là xe bị thu hồi phù hiệu khi 5 lần vi phạm tốc độ trong một tháng trên 1.000 km và các Sở có thể cấp lại phù hiệu ngay.

     Đơn vị vận tải chỉ được ký hợp đồng với người thuê cả chuyến xe, mỗi chuyến chỉ được đón, trả khách tại một địa điểm theo hợp đồng. Trong một tháng, mỗi xe không được chạy quá 10% tổng số chuyến có điểm đầu và điểm cuối trùng lặp theo địa giới hành chính cấp quận. Quy định hiện nay mỗi ôtô không được chạy quá 30% tổng số chuyến có điểm đầu, điểm cuối hoặc phạm vi trùng lặp.

     Đồng thời, để đồng bộ với sửa Nghị định 10, Bộ Giao thông Vận tải cũng sửa Thông tư 12. Theo dự thảo, dữ liệu hình ảnh từ camera hành trình lắp trên xe kinh doanh vận tải phải truyền về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam không quá 5 phút kể từ thời điểm máy chủ dịch vụ nhận được dữ liệu. Việc này nhằm tránh trục trặc kỹ thuật trên đường truyền. Quy định hiện nay dữ liệu được truyền về máy chủ không quá 2 phút.

     Sở Giao thông Vận tải khai thác dữ liệu trên hệ thống giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ quản lý. Doanh nghiệp phải theo dõi dữ liệu, nhắc nhở và xử lý tài xế vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị. Như vậy, dự thảo thông tư đã nêu rõ trách nhiệm quản lý, xử lý lái xe trên đường thuộc doanh nghiệp, không chờ đợi thông tin từ phía cơ quan chức năng.

Siết quản lý và sửa Nghị định 10, nhằm ngăn chặn xe hợp đồng trá hình

     Thiết bị giám sát hành trình là giải pháp hữu hiệu để xử lý nạn xe dù, bến cóc. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để xử lý các xe vi phạm tốc độ, thời gian làm việc của lái xe, hành trình chạy xe…

 

Nguồn: Báo Vnexpress

TAG: VCS cam-08, Camera hành trình, Camera hành trình ô tôCamera hành trình trên ô tôCamera hành trình xe tảiCamera hành trình xe buýtCamera hành trình xe kháchCamera hành trình xe containerCamera hành trình VCS-Cam10Camera hành trình VCS-Cam08, Camera hành trình Nghị định 10Camera Nghị định 10Nghị định 10, VCS CAM-01vcs cam-01TT12/2020/BGTVTNĐ10/2020Thông tư 12/202Nghị định 10/2020.

 

Hữu Tám (vnexpress.net)